Trong đó, việc TS vẫn cơ bản ổn định theo phương thức kết hợp thi tuyển với xét tuyển, tuy nhiên, "cửa vào" với các trường THPT cả công lập và ngoài công lập sẽ chặt chẽ hơn nhằm nâng cao chất lượng nguồn tuyển.
Tuyển sinh vào lớp 10 sẽ bỏ thi môn Ngoại ngữ hệ không chuyên, tổ chức sơ loại vào trường chuyên.
Sở Giáo dục sẽ tổ chức một kỳ thi chung vào lớp 10 hệ THPT cho tất cả trường THPT với hai môn tự luận Ngữ văn và Toán. Ngày thi là 11/6, buổi sáng thi môn Ngữ văn, buổi chiều thi môn Toán.
Mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào hai trường THPT công lập trong cùng một khu vực tuyển sinh, không kể nguyện vọng vào các lớp chuyên của các trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam, Nguyễn Huệ, Chu Văn An, Sơn Tây. Ngoài ra học sinh có thể nộp đơn dự tuyển vào các trường THPT ngoài công lập hoặc học chương trình THPT tại các trung tâm giáo dục thường xuyên.
Thí sinh muốn dự thi vào 4 trường THPT chuyên phải trải qua 2 vòng. Vòng 1 sơ tuyển đối với những học sinh có đủ điều kiện dự tuyển, hồ sơ dự tuyển hợp lệ. Vòng 2 tổ chức thi tuyển đối với những em đã qua sơ tuyển ở vòng 1. Các môn thi gồm Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ (tính hệ số 1) và môn chuyên (tính hệ số 2), trong đó hai môn Ngữ văn, Toán thi cùng với kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT không chuyên.
Những học sinh, hoặc bố mẹ có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, xếp loại hạnh kiểm, học lực cả năm học của các lớp cấp THCS từ khá trở lên, tốt nghiệp THCS từ khá trở lên mới được đăng ký dự tuyển. Học sinh các tỉnh phía bắc từ Thanh Hoá trở ra có kết quả học tập năm lớp 9 xếp loại học lực giỏi, hạnh kiểm tốt và đạt giải chính thức trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh được đăng ký dự tuyển vào lớp chuyên trường THPT Chu Văn An.
Xem thêm : tin tuc the gioi và tra cứu điểm thi vào lớp 10 năm 2015
>> tra cuu diem thi mới nhất 2015
Mỗi học sinh có thể đăng ký dự tuyển vào các lớp chuyên của hai trong bốn trường: THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam, Nguyễn Huệ, Chu Văn An và Sơn Tây. Các em cũng có thể đăng ký nguyện vọng cùng một môn chuyên của hai trường xếp theo thứ tự ưu tiên là trường nguyện vọng 1 và trường nguyện vọng 2 hoặc đăng ký dự thi các môn chuyên khác nhau của hai trường với điều kiện buổi thi của các môn chuyên đó không trùng nhau.
Đề thi chủ yếu nằm trong chương trình lớp 9
Như năm học trước, Sở GD- ĐT sẽ tổ chức một kỳ thi chung cho tất cả HS tham dự vào lớp 10 THPT năm học 2015-2016. Mỗi HS đăng ký dự tuyển vào lớp 10 đều phải dự thi đủ hai môn ngữ văn và toán. Đề thi do Sở GD-ĐT xây dựng và dùng chung cho mọi HS, bất kể HS có nguyện vọng vào lớp 10 THPT công lập hay ngoài công lập.
Đại diện lãnh đạo Sở GD-ĐT cho biết sẽ thông báo thông tin chi tiết về nội dung đề thi, điều kiện dự tuyển… để các nhà trường có căn cứ trong dạy học và định hướng sớm cho HS. Trong đó, đề thi sẽ được xây dựng căn cứ theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục cấp THCS hiện hành, chủ yếu thuộc chương trình lớp 9.
Các bài thi được chấm theo thang điểm 10, lẻ đến 0,25 và được tính hệ số 2. Nếu HS có một trong hai bài thi bị điểm 0 thì sẽ không được đưa vào diện xét tuyển. Điểm học tập và rèn luyện được tính theo kết quả xếp loại cả năm về hạnh kiểm và học lực của HS trong từng năm của cấp THCS (lớp 6, 7, 8, 9 - nếu lưu ban lớp nào thì lấy kết quả năm học lại của lớp đó) và có mức điểm tối đa mỗi năm là 5.
Điểm thi chiếm 2/3 tổng điểm xét tuyển
Kết hợp thi tuyển với xét tuyển là phương thức TS lớp 10 THPT đã được Hà Nội duy trì từ gần chục năm trở lại đây. Thực tế triển khai những năm qua cho thấy, đây là phương án phù hợp với điều kiện ở các nhà trường, bảo đảm đánh giá, phân loại được "đầu vào" của các trường THPT.
Cách thức này vừa đánh giá được kết quả thi của hai môn văn hóa cơ bản, đồng thời xét được cả quá trình học tập, rèn luyện của HS trong suốt 4 năm học ở cấp THCS. Việc sử dụng phương thức kết hợp thi tuyển với xét tuyển không chỉ là căn cứ để TS lớp 10 THPT, mà còn có tác động tích cực, làm chuyển biến kết quả dạy và học ở các trường THCS theo hướng toàn diện và bền vững.
Cụ thể, điểm xét tuyển vào lớp 10 THPT của học sinh là tổng điểm thi (tính hệ số 2), điểm THCS và điểm cộng thêm (nếu có), trong đó, điểm THCS là kết quả học tập và rèn luyện của học sinh ở bốn năm học cấp THCS. Điểm cộng thêm là điểm ưu tiên, khuyến khích của học sinh.
Điểm xét tuyển là tổng điểm thi hai môn ngữ văn, toán, điểm kết quả học tập, rèn luyện của HS ở cấp THCS và điểm cộng thêm (nếu có). Tổng điểm xét tuyển tối đa (chưa tính điểm cộng thêm) là 60, trong đó thành phần điểm thi chiếm 2/3.
|
0 nhận xét:
Đăng nhận xét