Các trường đại học lớn và Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam đã giới thiệu với Bộ Giáo dục và Đào tạo khoảng 1.000 người có thể tham gia viết sách giáo khoa mới. Dựa trên các tiêu chí, Bộ sẽ lựa chọn những người phù hợp.
Trao đổi với diemthi.com.vn, ông Đỗ Ngọc Thống, Thường trực ban soạn thảo Chương trình - Sách giáo khoa sau năm 2015 (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, sau khi gửi công văn đến các trường đại học lớn như ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Khoa học Xã hội Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP HCM)… đề nghị giới thiệu tác giả có tiềm năng để viết chương trình, sách giáo khoa, đến nay Bộ nhận được danh sách giới thiệu khoảng 1.000 người.
xem thêm : tra cuu diem thi và tin the gioi
"Trong tháng 4, dựa trên các tiêu chí cần thiết, chúng tôi sẽ lựa chọn những người phù hợp. Lần này, sẽ có tổng chủ biên chịu trách nhiệm trước Hội đồng giáo dục quốc gia, và mỗi môn sẽ có chủ biên thực hiện nhiệm vụ, báo cáo trước tổng chủ biên", ông Thống cho hay.
Ông cũng cho biết, công tác xây dựng chương trình phổ thông mới đang được gấp rút thực hiện. Theo lộ trình, khoảng tháng 6/2016 bộ khung sẽ được hoàn thành để các tác giả bắt tay vào viết sách giáo khoa.
Tinh thần của đổi mới chương trình, sách giáo khoa lần này là giảm số đầu môn, giảm dung lượng và tích hợp kiến thức. Những môn nào trùng hợp, gần nhau thì hình thành các chủ đề liên môn. Nội dung chương trình giáo dục phổ thông sẽ tích hợp cao lớp dưới, phân hóa dần lớp trên (THPT).
Bậc Tiểu học sẽ có môn độc lập Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, tích hợp lĩnh vực khoa học tự nhiên - xã hội - nghệ thuật thành tìm hiểu tự nhiên xã hội ở lớp 1, 2, 3; lớp 4-5 và THCS sẽ tách thành nhánh khoa học tự nhiên và nhánh tìm hiểu xã hội. THPT vẫn là Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, ngoài ra có môn tích hợp nhưng ban soạn thảo sẽ bàn thêm.
Chương trình hiện hành và hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới như sau:
Đặc trưng | Môn học trong chương trình hiện hành | Hoạt động trải nghiệm sáng tạo |
Mục đích chính | Hình thành và phát triển hệ thống tri thức khoa học, năng lực nhận thức và hành động của học sinh. | Hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những năng lực chung cần có ở con người và xã hội hiện đại. |
Nội dung chính | Kiến thức khoa học, nội dung gắn với các lĩnh vực chuyên môn.
Được thiết kế thành các chương, bài, có mối liên hệ logic chặt chẽ.
| Kiến thức thực tiễn gắn bó với đời sống, địa phương, cộng đồng, đất nước, mang tính tổng hợp nhiều lĩnh vực giáo dục, nhiều môn học, dễ vận dụng vào thực tế.
Được thiết kế thành các chủ điểm mang tính mở, không yêu cầu mối liên hệ chặt chẽ giữa các chủ điểm.
|
Hình thức tổ chức | Đa dạng, có quy trình chặt chẽ, hạn chế về không gian, thời gian, quy mô và đối tượng tham gia.
Học sinh ít có cơ hội trải nghiệm.
Người chỉ đạo, tổ chức hoạt động học tập chủ yếu là giáo viên.
| Đa dạng, phong phú, mềm dẻo, linh hoạt, mở về không gian, thời gian, quy mô, đối tượng và số lượng.
Học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm.
Có nhiều lực lượng tham gia chỉ đạo, tổ chức các hoạt động trải nghiệm với các mức độ khác nhau như giáo viên, phụ huynh, nhà hoạt động xã hội, chính quyền, doanh nghiệp.
|
Tương tác, phương pháp | Chủ yếu là thầy - trò
Thầy chỉ đạo hướng dẫn, trò hoạt động là chính.
| Đa chiều.
Học sinh tự hoạt động, trải nghiệm là chính.
|
Kiểm tra, đánh giá | Nhấn mạnh đến năng lực tư duy.
Theo chuẩn chung
Thường đánh giá kết quả đạt được bằng điểm số.
| Nhấn mạnh đến kinh nghiệm, năng lực thực hiện, tính trải nghiệm.
Theo những yêu cầu riêng, mang tính cá biệt hóa, phân hóa.
Thường đánh giá kết quả đạt được bằng nhận xét.
|
Năm học 2018-2019, sách giáo khoa mới sẽ được đưa vào giảng dạy cuốn chiếu ở 3 lớp đầu ba cấp là lớp 1, lớp 6 và lớp 10.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét