Thi THPTQG: Trường ĐH đau đầu lo khâu chấm thi khối C

Nhiều trường ĐH đang đau đầu lo khâu giáo viên chấm thi các môn Văn, Sử, Địa. Nếu để trường tự liên hệ với các trường THPT thì sẽ xảy ra nhiều vấn đề. 

Vấn đề là ở ba môn văn, địa, sử trong kỳ thi THPT Quốc gia 2015 chủ yếu sẽ phải nhờ đến giáo viên phổ thông. Nếu để cho trường tự liên hệ thì có thể rơi vào tình huống giáo viên sẽ chấm thi cho chính học sinh của mình.
>> tin thế giới
Theo báo Thanh Niên, đại diện hầu hết các trường tham dự kỳ thi THPT Quốc gia 2015 đều cho rằng lo nhất ở khâu chấm thi. Ông Nguyễn Quang Kim, Hiệu trưởng Trường ĐH Thủy lợi, cho biết: “Khó khăn nhất với chúng tôi là khâu chấm. Chấm các môn trắc nghiệm thì không vấn đề gì.

 
Hoặc môn toán thì trường có thể tự chấm hoặc mời thêm một số giáo viên bên ngoài. Nhưng vấn đề là ở ba môn văn, địa, sử, chủ yếu chúng tôi sẽ phải nhờ đến giáo viên phổ thông. Nếu để cho trường tự liên hệ (mời những trường THPT trên địa bàn) thì có thể rơi vào tình huống giáo viên sẽ chấm thi cho chính học sinh của mình chăng? Vì thế mong Sở có phương án”.
Trong khi đó ông Trần Đức Quý, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, lại cho rằng cứ để cho các trường ĐH tự liên hệ mời giáo viên chấm như thông lệ trong các kỳ thi tuyển sinh trước đây. Theo ông Quý, nếu để cho Sở điều động thì dễ xảy ra tình huống cán bộ chấm thi phải đi lại quá xa, thậm chí khiến trường ĐH phải thuê khách sạn cho giáo viên nghỉ lại để hằng ngày làm nhiệm vụ, và như thế sẽ tốn kém thêm.

Bàn về khâu in sao đề thi, ông Nguyễn Hữu Độ, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, đề xuất nên chăng chỉ thành lập từ một đến hai ban sao in đề thi chung cho cả 9 cụm thi (trong đó có một cụm địa phương).
Theo ông Độ, nếu thực hiện như quy chế quy định, mỗi hội đồng thi có riêng một ban sao in đề thi thì quá cồng kềnh và phức tạp (ban sao in đề thi nào cũng phải có khu vực riêng với 3 vòng cách ly, cán bộ làm nhiệm vụ sao in bị “giam” trong nhiều ngày). Ông Độ cho rằng nếu tập trung lực lượng và cơ sở vật chất nhằm đảm bảo an toàn cho một đến 2 ban sao in đề thi chắc chắn sẽ thuận lợi hơn việc phân tán thành nhiều ban.

Ngoài ra, VnMedia vừa đưa tin, Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, sẽ có trên 110.000 thí sinh của 6 tỉnh, thành phố, kể cả thí sinh tự do sẽ dự tham dự kỳ thi THPT quốc gia tại các cụm thi tại Thủ đô. Trong đó, Hà Nội là 68.219 thí sinh, Nam Định là 15.704 thí sinh, Hà Nam, Vĩnh Phúc mỗi tỉnh có 6000 thí sinh. Hòa Bình 4500 thí sinh và Bắc Ninh là 8500 thí sinh. Chiều qua (15/4), Sở GD&ĐT Hà Nội đã có buổi làm việc với lãnh đạo của 8 trường đại học tổ chức cụm thi liên tỉnh kỳ thi THPT quốc gia trên địa bàn thành phố.

Xem thêm : tra cuu diem thitra cứu điểm thi vào lớp 10 năm 2015

Với tính chất của kỳ thi năm nay là vừa xét tốt nghiệp, vừa lấy điểm xét tuyển đại học, cao đẳng nên các trường đại học tổ chức thi nhưng các trường phổ thông có trách nhiệm đối với học sinh của mình. Vì vậy, 8 trường đại học đã đề xuất với Sở GD&ĐT Hà Nội về địa điểm thi, chi phí phục vụ thi, tiền thuê giáo viên phổ thông chấm thi và coi thi… Ngoài ra, các trường cũng đề nghị Sở cho phép các trường được chủ động chọn địa điểm thi, sau đó trình Sở GD&ĐT duyệt.

Tại kỳ thi THPT quốc gia, ngoài 8 cụm thi liên tỉnh, Hà Nội còn có một cụm thi riêng cho 13.000 thí sinh chỉ có nhu cầu lấy điểm xét tốt nghiệp. Thành phố sẽ thành lập khoảng 2 ban đề thi cho 9 cụm thi này. Ngày 15/4, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cũng đã thành lập Ban chỉ đạo thi quốc gia do Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Nguyễn Thị Ngọc Bích làm trưởng ban, ông Nguyễn Hữu Độ, Phó giám đốc sở GD&ĐT Hà Nội làm Phó trưởng ban thường trực, lãnh đạo của 8 trường đại học là phó trưởng ban.


Share on Google Plus

About Nặc danh

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét